Thứ ba 12/03/2013 14:49
(GDVN) - Có lẽ công luận cần phải làm cái việc... trẻ con là "bắt chước", bắt chước ông Trần Đăng Tuấn chẳng hạn!
Về chuyện của ông Trần Đăng Tuấn.
- Với 2 nhà xuất bản đã cho in 2 cuốn sách nêu trên: Trách nhiệm của người làm sách/biên tập/kiểm duyệt nội dung, trách nhiệm của người quản lý nhà xuất bản thế nào, hình thức xử lý ra sao? Có ai... "bắt chước" quan chức nước ngoài (và thuận theo phản hồi của hàng trăm độc giả), xin từ chức hay không?
- Cục Xuất bản và Thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông: Xử lý ra sao với các tập thể, cá nhân liên quan đến quá trình xuất bản? Trường hợp cuốn sách học vần do người Việt làm, nếu đã nộp lưu chiểu rồi mà vẫn có lỗi thì Cục chịu trách nhiệm gì ở khâu kiểm duyệt? Và, đặc biệt, 5000 cuốn đã in ra, nếu đúng là "in thử" như ông Giám đốc NXB ĐH Sư phạm nói thì những cuốn "in thật" biến mất đi đâu mà không ai tìm thấy một mảnh giấy nào của những cuốn sách đó?
- Sáng 8/3, làm việc với Nhà xuất bản ĐH Sư phạm còn có Công an Văn hóa, vậy kết luận của Công an là gì? Lỗi in cờ Trung Quốc do vô ý hay cố tình?
Xin cám ơn các vị!
Trưa 11/3, vị nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam đã lần
thứ hai gửi "tâm thư" tới Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận, sau đúng 2
tuần ông gửi bức "tâm thư" đầu tiên thông qua báo Dân Trí. Petrotimes là tờ đã đăng tải bức thư thứ hai này.
Nếu như bức thư trước nói về nội dung trợ cấp cho trẻ 3, 4 tuổi vùng khó
khăn thì thư này ông Trần Đăng Tuấn nói về chuyện chế độ của hơn
100.000 giáo viên mầm non chưa vào biên chế. Vì Quyết định Thủ tướng có
hiệu lực nhưng 14 tháng sau chưa có thông tư hướng dẫn nên:
- Trẻ mầm non bị "treo" tiền trợ cấp ăn trưa, hoặc một số nơi thầy cô
không đành lòng đã "vượt rào" không đợi văn bản, cho các em "dấm dúi ăn
trước" (theo nội dung "tâm thư" thứ nhất)
![]() |
Bữa ăn của không ít trẻ vùng cao. |
- Hơn một chục vạn giáo viên mầm non
diện hợp đồng lao động vẫn khắc khoải “sống để yêu thương” với đồng
lương ngang bằng hoặc thấp hơn lương tối thiểu, mà chưa được hưởng các
chế độ trả lương và bảo hiểm cùng các chính sách khác giống như giáo
viên mầm non có cùng trình độ đào tạo trong biên chế (theo nội dung "tâm thư" thứ hai)
Vì vậy ông Trần Đăng Tuấn viết: "Tôi xin phép góp ý thế này:
Xin Bộ trưởng hãy rà soát, nếu thấy việc chuẩn bị các thông tư hướng dẫn
không thể nào gói vào trong hạn định thời gian của Luật, Bộ hãy kiến
nghị với Chính phủ sửa cách ra quyết định hoặc kiến nghị Quốc hội sửa
Luật. Trong trường hợp ngược lại, xin Bộ trưởng không day dứt gì cả, mà
nói với những quan chức, công chức có liên quan của Bộ một điều: Hãy làm
việc sao cho đúng lý (với Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp cao nhất
nước) và đạt tình (với trẻ em và đồng nghiệp)...".
Và: "Lý do tôi buộc viết bức thư thứ hai này là sau phản hồi của Bộ về lá thư trước, tôi, và chắc mọi người, không ai hiểu bao giờ có Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 60/2011. Vì chưa hết những điều cần phải nói xung quanh thực hiện Quyết định 60, tôi xin phép hai tuần một lần trao đổi tiếp với Bộ trưởng, cho đến khi một Thông tư như thế được trên 25 vạn giáo viên Mầm non hợp đồng và nhiều chục vạn trẻ mầm non vùng khó khăn hân hoan đón nhận".
Và: "Lý do tôi buộc viết bức thư thứ hai này là sau phản hồi của Bộ về lá thư trước, tôi, và chắc mọi người, không ai hiểu bao giờ có Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 60/2011. Vì chưa hết những điều cần phải nói xung quanh thực hiện Quyết định 60, tôi xin phép hai tuần một lần trao đổi tiếp với Bộ trưởng, cho đến khi một Thông tư như thế được trên 25 vạn giáo viên Mầm non hợp đồng và nhiều chục vạn trẻ mầm non vùng khó khăn hân hoan đón nhận".
Lập tức, chiều tối 11/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đã gửi thư tới các cơ
quan thông tấn báo chí thừa nhận sai sót việc chậm trễ ban hành thông
tư. Và sáng nay (12/3), các bộ liên quan đã ký, chính thức ban hành
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng.
Vậy là tốt rồi! Các em nhỏ vùng cao ơi! Từ nay, em nào chưa được "ăn thịt" thì sẽ được "truy lĩnh", em nào đã "dấm dúi ăn" thì nay "công khai" đừng e dè gì nữa nhé! Các cô giáo mầm non ngoài biên chế ơi! Lương sẽ tăng và sẽ có bảo hiểm nhé...!
Thật là hiệu quả!
Vậy thì, tại sao công luận không thử "bắt chước" ông Trần Đăng Tuấn? Áp dụng vào chuyện "cổng trường in cờ Trung Quốc" và "sách học vần cũng in cờ Trung Quốc".
Vậy là tốt rồi! Các em nhỏ vùng cao ơi! Từ nay, em nào chưa được "ăn thịt" thì sẽ được "truy lĩnh", em nào đã "dấm dúi ăn" thì nay "công khai" đừng e dè gì nữa nhé! Các cô giáo mầm non ngoài biên chế ơi! Lương sẽ tăng và sẽ có bảo hiểm nhé...!
Thật là hiệu quả!
Vậy thì, tại sao công luận không thử "bắt chước" ông Trần Đăng Tuấn? Áp dụng vào chuyện "cổng trường in cờ Trung Quốc" và "sách học vần cũng in cờ Trung Quốc".
Mời bạn đọc bấm vào đây để gửi TÂM THƯ cho các cơ quan, cá nhân liên quan vụ việc "sách in cờ Trung Quốc".
Oái oăm thay, câu chuyện này cũng liên quan đến trẻ con!
Cuối tuần trước, sự việc tâm điểm của dư luận về công tác xuất bản và
kiểm soát xuất bản sách cho trẻ mầm non diễn biến đến đoạn: Giám đốc Nhà
xuất bản ĐH Sư phạm, ông Đinh Ngọc Bảo trần tình
về sự cố sách do người Việt làm cũng in cờ Trung Quốc. Sau đó, một loạt
các trang báo bình luận theo hướng rằng, đây là "bài học xương máu"
trong công tác xuất bản...
Nhưng nếu chỉ là chuyện "rút kinh
nghiệm", "hòa cả làng" thì e mọi sự quan tâm, góp ý, kể cả phẫn nộ, bức
xúc của công luận bị phí hoài và không có tác dụng gì. Sự việc dường như
đang "chìm xuồng"...
Thế nên, người viết đành làm cái việc... trẻ con là "bắt chước" ông Trần Đăng Tuấn, ngỏ lời thế này:
![]() |
Sách học vần in cờ Trung Quốc. |
- Với 2 nhà xuất bản đã cho in 2 cuốn sách nêu trên: Trách nhiệm của người làm sách/biên tập/kiểm duyệt nội dung, trách nhiệm của người quản lý nhà xuất bản thế nào, hình thức xử lý ra sao? Có ai... "bắt chước" quan chức nước ngoài (và thuận theo phản hồi của hàng trăm độc giả), xin từ chức hay không?
- Cục Xuất bản và Thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông: Xử lý ra sao với các tập thể, cá nhân liên quan đến quá trình xuất bản? Trường hợp cuốn sách học vần do người Việt làm, nếu đã nộp lưu chiểu rồi mà vẫn có lỗi thì Cục chịu trách nhiệm gì ở khâu kiểm duyệt? Và, đặc biệt, 5000 cuốn đã in ra, nếu đúng là "in thử" như ông Giám đốc NXB ĐH Sư phạm nói thì những cuốn "in thật" biến mất đi đâu mà không ai tìm thấy một mảnh giấy nào của những cuốn sách đó?
- Sáng 8/3, làm việc với Nhà xuất bản ĐH Sư phạm còn có Công an Văn hóa, vậy kết luận của Công an là gì? Lỗi in cờ Trung Quốc do vô ý hay cố tình?
Xin cám ơn các vị!
"Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm" chắc là NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội? Đã mấy mươi năm qua ĐH SP Hà Nội được giao nhiệm vụ và cũng tự xem mình như là 1 máy cái, một trường Sư Phạm đầu tàu, mẫu mực cho cả nước. Nay lại để xảy ra chuyện như thế thì chẳng hiểu ra làm sao !!!!
ReplyDeleteCần phải truy cứu trách nhiệm về tội phá hoại đất nước.
Đề nghị ban giám hiệu, giám đốc nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm.
Phát hiện sách cho trẻ có hình 'đường lưỡi bò'
ReplyDeleteThứ tư 13/03/2013 10:49
Ngày 12/3, trong quá trình kiểm tra tại Nhà sách Nhân văn tại địa chỉ 875 Cách Mạng Tháng 8, phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 10 đã phát hiện bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em có in bản đồ Trung Quốc kèm hình “đường lưỡi bò” 9 khúc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Phat-hien-sach-cho-tre-co-hinh-duong-luoi-bo/283566.gd
Sách sai lịch sử, giám đốc NXB xin lỗi toàn xã hội
ReplyDeleteThứ ba 12/03/2013 16:34
“Việc báo chí phản ánh về sai sót của vở “Luyện từ và câu lớp 3 - Tập 2” là hoàn toàn chính xác. NXB Hà Nội xin tiếp thu và sẽ có đính chính cũng như đính kèm lời xin lỗi đối với xã hội” - Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội khẳng định.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Sach-sai-lich-su-giam-doc-NXB-xin-loi-toan-xa-hoi/283328.gd