Cập nhật: 10:35 GMT - thứ
tư, 14 tháng 8, 2013
Dư luận trong nước đang ồn ào về một buổi văn nghệ ở
huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, trong đó các ni cô xuất hiện trong
trang phục bộ đội và cầm súng.
Trên mạng xã hội Việt Nam đang lan truyền hình ảnh các ni cô mặc
trang phục đời thường trình diễn văn nghệ trên sân khấu mà nhiều người
cho là ‘phản cảm’ và ‘báng bổ Phật giáo’.
Tuy nhiên, một vị ni trưởng có liên quan lại nói rằng chương trình
này diễn ra ‘hoàn toàn theo ý của chính quyền’ và các ni cô đã trình
diễn ‘một cách vô tư’ mà không nghĩ gì đến hậu quả.
Sự việc xảy ra hôm thứ Sáu ngày 9/8 tại chùa Pháp Hải, huyện Bình
Chánh, TP Hồ Chí Minh, chỉ vài ngày trước khi chư tăng ni ở Việt Nam
chấm dứt ba tháng cấm túc tu tập kéo dài từ tháng Tư đến tháng Bảy
âm lịch vốn được gọi là An cư kiết hạ.
‘Ngày hội nữ tu’
Theo giới luật nhà Phật, trong ba tháng mùa hạ, chư tăng ni phải tập
trung tu tập và hành thiền để tinh tấn về cả giáo pháp và đạo hạnh,
hạn chế đi ra ngoài để tránh giẫm đạp sinh linh cũng như tiếp xúc với
bên ngoài.
Chùa Pháp Hải là một điểm an cư cho các ni cô và ni sinh trên địa
bàn huyện Bình Chánh.
Sự việc đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi trang mạng của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vốn thường được gọi là ‘giáo hội nhà
nước’, đăng tải phóng sự ảnh về ‘Ngày hội nữ tu’.
Những bức ảnh được đăng tải cho thấy các ni cô không còn vận nâu
sồng mà thay vào đó là áo tứ thân, áo dài khăn đóng và những trang
phục cách điệu sặc sỡ đang múa hát.
"Phật tử bình luận: “Xưa chỉ có người diễn vai tu sỹ để tỏ lòng ca ngợi chánh pháp, đạo lý. Sao giờ lại có chuyện người tu hành cởi áo cà sa, giả trang trần tục để diễn vai chiến tranh"
Người ký tên Phật tử trên trang nhà của Giáo
hội
Thậm chí, trong một tiết mục, các vị nữ tu này còn vận vào trang
phục bộ đội thời chiến, đội mũ tai bèo và cầm súng giả lên sân
khấu.
Hiện giờ bức ảnh gây tranh cãi này đã được dỡ ra khỏi phóng sự
ảnh.
Phông nền của sân khấu ghi rõ đây là sự kiện do ‘Hội Liên hiệp Phụ
nữ huyện Bình Chánh’ chủ trì.
Trang mạng của Giáo hội còn cho biết đây là sự kiện này được tổ
chức nhân ‘kỷ niệm 65 ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc’
nhằm ‘đẩy mạnh phong trào rèn luyện của nữ tu’ nhưng không thấy đề
cập buổi trình diễn này có liên quan gì đến đợt an cư kiết hạ hay
không.
Theo phóng sự ảnh này thì đây là ‘lần đầu tiên’ Hội Liên hiệp Phụ
nữ huyện Bình Chánh tổ chức trình diễn văn nghệ nhân dịp kết thúc ba
tháng mùa hạ.
Thượng tọa Thích Huệ Minh, phó Ban trị sự Phật giáo huyện Bình
Chánh, được dẫn lời nói đây là ‘mô hình thật hay.. .cần phải mở rộng
trong mùa An cư kiết hạ những năm sau’.
'Các ni cô trình diễn một cách vô tư'
Ni trưởng trụ trì chùa Pháp Hải ở Bình Chánh giãi
bày về việc các ni cô ăn vận đồ thế gian lên sân khấu.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash
Player mới nhất để nghe/xem.
Tuy nhiên, nhiều người không có cùng suy nghĩ với Thượng tọa Thích
Huệ Minh.
Cũng chính trên trang nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phóng
sự ảnh này đã nhận nhiều lời chỉ trích.
Một người ký tên là Phật tử bình luận: “Xưa chỉ có người diễn vai
tu sỹ để tỏ lòng ca ngợi chánh pháp, đạo lý. Sao giờ lại có chuyện
người tu hành cởi áo cà sa, giả trang trần tục để diễn vai chiến
tranh?”
“Ngày nay tu giống đời thường quá. Buổi văn nghệ không khác chi ngày
hội tòng quân. Chả trách đạo đức thời nay xuống cấp trầm trọng,” một
người tên Kiên viết.
Một người khác ký tên là Hoàng Khôi bức xúc: “Đạo Phật mong cầu
thoát khỏi thất tình lục dục. Thi thố ăn thua, đàn ca hát xướng, cởi
áo nầu sồng khoác áo lính. Các vị có thuộc các giới mà Phật đã
dạy cho ni chúng không?”
‘Rất phiền lòng’
Cũng trong phóng sự ảnh này, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc, viện
chủ Chùa Pháp Hải, được mô tả là ‘vô cùng hoan hỷ’ về ngày ‘Ngày
hội nữ tu’ này.
Đây là hoạt động vào cuối mùa An cư kiết hạ khi các ni
cô chuẩn bị trở về tu viện của mình
Tuy nhiên, trao đổi với BBC, Ni trưởng Huệ Ngọc nói bà cảm thấy
‘rất phiền’ khi sự việc để lại dư luận không tốt như thế.
Bà cho biết đây là sự kiện do hội phụ nữ chứ không phải nhà chùa
đứng ra tổ chức.
“Họ đề xuất mình có năng khiếu sáng tạo gì nhân ngày 60 năm Bác
Hồ kêu gọi,” bà nói, “Nhà chùa chỉ là nơi mượn địa điểm để tổ
chức”.
“Bên phụ nữ yêu cầu chủ để ca ngợi đất nước và người phụ nữ nên
làm như vậy thôi”.
“Họ nói là chủ đề 60 năm lời kêu gọi của Bác Hồ gì đó. Tôi không
rành đâu, tự vì mình tu mình cũng hổng rành các việc đó,” bà
nói.
Khi được hỏi các tiết mục trình diễn có liên quan gì đến Phật
giáo không, ni trưởng trả lời ‘họ (chính quyền) chỉ yêu cầu cái đó
thôi’.
Bà cũng giải thích là các hành giả an cư ‘chỉ vô tình’ nhưng để
xảy ra hậu quả như thế là ‘ngoài ý muốn’.
“Họ không nghĩ gì hết (khi tham gia trình diễn),” bà nói.
“Đúng là ra người xuất gia không làm như vậy, không bận những đồ
thế (thế gian) như vậy,” ni trưởng phân trần, “Nhưng chỉ còn hai ngày
nữa là ra hạ, là ngày chư Phật hoan hỷ nên các vị bên Ban trị sự
muốn có một ngày chia tay cho các hành giả nên mới đồng ý.”
Bà cho biết sau khi sự việc xảy ra các hành giả có nói lại cho bà
biết những phản ứng của dư luận là ‘rất nặng’ và các vị ni cô ‘cảm
thấy rất buồn’.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2013/08/130814_nun_inappropriate_clothes.shtml
Họa hổ, họa bì, nan hoa cốt
ReplyDeleteTri nhân, tri diện , bất tri tâm
hởi ôi, thời của quỷ....
DeleteNếu mà ni cô diễn văn nghệ hóa trang thành nữ y tá, cô giáo, thôn nữ thì hợp và đẹp biết bao!
ReplyDeleteCấm sát sanh mà ni cô cầm súng hát hò coi không được!
Thứ nhất, từ xưa tới nay Phật Giáo luôn luôn đặt quốc gia lên trên hết. Khi thực dân Pháp xâm lăng và dưới thời Pháp thuộc, nhiều Chùa đã trở thành nơi bao che, bảo vệ cho những người yêu nước chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy có nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, đó không phải là theo Cộng sản vì lý thuyết Cộng sản mà vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết. Cho nên, nếu Ni Cô có "cởi áo nâu sồng mặc quân phục" như các tu sĩ "cởi áo cà sa khoác chiến bào" cũng đâu có phải là chuyện lạ. Lịch sử Việt Nam viết rõ, trong những cuộc chiến chống ngoại xâm, các Chùa thường là nơi che dấu quân kháng chiến, và nhiều tăng, ni đã: "Nghe theo tiếng gọi của núi sông/Cà sa gửi lại chốn thư phòng...".
ReplyDeleteThứ nhì, lịch sử đã chứng tỏ truyền thống yêu nước, hộ quốc, an dân của Phật Giáo. Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng (Nửa thiên hạ sống như là các tu sĩ Phật Giáo), nhưng thời đại Lý Trần cũng là thời đại oanh liệt nhất của Việt Nam, ba lần đánh bại quân xâm lược hùng mạnh nhất vào thời đó. Tăng sĩ Phật Giáo "cởi áo cà sa khoác chiến bào", tham gia chống xâm lăng không phải là chuyện hiếm hoi, trong thời nào cũng có. Khi xưa thì Tuệ Trung Thượng Sĩ, anh của Hoàng Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, thời bình thì tu ở Chùa, thời chiến thì khoác chiến bào chống xâm lăng, cùng Đức Trần Hưng Đạo lập được nhiều chiến công, đuổi xong ngoại xâm rồi lại trở về Chùa sống thung dung tự tại; Vua Trần Nhân Tông cũng vậy, sau khi chiến thắng ngoại Mông, bỏ ngôi báu, xuất gia làm Trúc Lâm đầu đà.
Ngày nay cũng vậy. Trong hai cuộc chiến chống xâm lăng vừa qua, Phật Giáo luôn luôn gắn liền với tinh thần yêu nước, cho nên có những tăng ni Việt Nam đã cởi áo cà sa, nâu sồng, mặc quân phục lên đường chiến đấu chống ngoại xâm. Vậy thì màn trình diễn văn nghệ của các Ni Cô chẳng qua cũng chỉ là diễn lại sự hy sinh đóng góp cho quốc gia của tăng ni Phật Giáo trong thời chiến, khích lệ lòng yêu nước của quần chúng, có gì mà phải thắc mắc.
Chúng ta hãy đọc một đoạn trên: http://e207.net.vn/bai-vit/bai-vit-v-e207/phong-s-ky-s/1943-huyn-thoi-v-chua-co-nhng-v-s-qci-ao-ca-sa-khoac-chin-baoq
Năm 1999, nhân kỷ niệm 52 năm Ngày truyền thống "Nghĩa sĩ phật tử" (27/2/1947), một nhóm ni sư từng phát nguyện "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" đã cho lập một bia đá ngay trong khuôn viên chùa để ghi nhớ sự kiện đó. Nhà chùa cũng đã cho xây dựng Đài tưởng niệm các Nghĩa sĩ Phật tử hy sinh trong thời kỳ chiến tranh. Thể theo tâm nguyện cá nhân, xương cốt của 5 vị đã được quy tập, an táng trong vườn tháp của chùa. Đây cũng là nơi mà bất cứ phật tử, du khách nào cũng muốn ghé thăm mỗi khi có dịp để nghiêng mình tưởng nhớ tới những vị sư "Nhập thế ra trận" năm xưa.
Ni cô mặc quân phục, mặc áo tứ thân trình diễn văn nghệ chẳng qua chỉ là nói lên hai nét văn hóa của dân tộc: quân phục tượng trưng cho sự hào hùng của nữ nhân Việt Nam trước nghịch cảnh của thời thế, tiếp nối tinh thần Trưng, Triệu, còn áo tứ thân nói lên nét duyên dáng của phái nữ Việt Nam. Phật Giáo nên hãnh diện về những đóng góp này thay vì chấp vào những hình thức bề ngoài chỉ có tính cách tượng trưng trong một màn trình diễn văn nghệ, và nên bỏ ngoài tai những lời phê bình nọ kia của những kẻ thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc, và về tinh thần "tùy duyên bất biến" của Phật Giáo.
http://khoahocnet.com/2013/08/20/ta-thi-ngoc-thao-tang-ni-lam-gi-trong-mua-an-cu-kiet-ha/
DeleteCám ơn bạn. Bài viết của Tạ Thị Ngọc Thảo đã giúp tôi hiểu biết hơn về Phật giáo.
DeleteNăm 1947 là cuộc chiến chống Pháp, hồi ấy chắc không mang quân phục giống như các ni cô diễn bây giờ bạn DTL nhỉ?
DeleteCác ni cô mặc quân phục diễn như vậy chắc có ý ôn lại truyền thống xưa. Vậy có lẽ các ni cô chuẩn bị tư thế để chống sự xâm lăng nếu có của Trung Hoa?
Đối với tôi, hình ảnh ni cô mặc quân phục là hình ảnh chưa bao giờ thấy từ thuở cha sanh mẹ đẻ!
Bạn nói hai cuộc xâm lăng vậy cuộc xâm lăng thứ hai xảy ra ở vùng nào, phía Nam hay phía Bắc của Việt Nam vậy?