Bạn đừng bao giờ nghĩ vấp ngã của mình là thất bại chung cuộc, đừng bao giờ coi chúng tựa như dấu chấm hết, bởi thực tế cho thấy khi bạn đấu tranh vượt lên khó khăn chính là lúc bạn đang trải nghiệm cuộc sống. Bạn đã thực sự vào cuộc. Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt có thể giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn, và được trang bị đầy đủ hơn cho sự thành công.
![]() Không có chân, không có tay, Nick phải tì trán vào chỗ nào đó để dựng người dậy - Ảnh: T.L |
Nếu không có tay lẫn chân, bạn có thể tự đứng lên khi ngã?
Tôi chắc chắn rằng: Có!
Bạn có thể hình dung, hồi bé tôi thường xuyên phải hứng chịu những cú
ngã sấp mặt. Tôi phải chịu đựng không biết bao nhiêu những cú ngã như
trời giáng từ trên bàn, từ trên ghế cao, trên giường, trên cầu thang,
trên những con dốc. Không có tay để chống đỡ, tôi thường bị đập cằm
xuống đất, ấy là chưa kể đến mũi và trán. Nhiều lần tôi bị ngã đau đến
mức tưởng chừng không thể gượng dậy được nữa.
Nhưng tôi chưa bao giờ đầu hàng, chưa bao giờ cho phép mình được
buông xuôi. Có một câu ngạn ngữ của người Nhật mô tả rất chính xác cách
tôi đạt đến thành công, đó là: “Ngã bảy lần, đứng dậy tám lần”.
Trong các bài diễn thuyết, tôi đã chứng minh thuyết của tôi về sự
thất bại bằng cách để mình ngã úp bụng và cứ tiếp tục nói chuyện với
khán thính giả trong tư thế đó. Xét trên thực tế, tôi không có chân tay,
bạn có thể sẽ nghĩ rằng tôi không thể tự gượng dậy được. Các khán thính
giả cũng nghĩ như vậy.
Mọi người thường xúc động khi họ chứng kiến tôi đã phải vất vả như
thế nào mới thực hiện được cái việc đơn giản là dựng người dậy từ tư thế
nằm. Từ những gì chứng kiến, họ liên hệ đến cuộc đấu tranh vượt lên
nghịch cảnh của tôi bởi con người chúng ta ai mà chẳng phải đấu tranh
với nghịch cảnh. Bạn cũng có thể trở nên can đảm khi các kế hoạch bị bế
tắc hoặc khi bạn gặp khó khăn. Những thử thách và gian khổ của bạn là
một phần của cuộc sống mà con người chúng ta ai cũng gặp phải trên đường
đời.
Những bài học từ thất bại
|
Có thể coi những thất bại của mình là một món quà bởi vì chúng thường
là động cơ thúc đẩy bạn tạo ra đột phá. Vậy những lợi điểm mà chúng ta
có thể có từ sự thất bại là gì? Tôi nghĩ ít nhất có bốn bài học quý giá
mà thất bại mang đến cho chúng ta. Đó là:
1 Thất bại là một người thầy vĩ đại: Tại một trường
học ở Brisbane, tôi bắt đầu bài diễn thuyết của mình một cách dở tệ. Có
chuyện khiến tôi bị phân tán, và tôi không thể diễn đạt ý nghĩ một cách
trôi chảy. Tôi căng thẳng đến mức toát mồ hôi; cứ lặp đi lặp lại lời
mình đã nói một cách ngớ ngẩn. Tôi muốn độn thổ vì xấu hổ. Hôm ấy tôi đã
diễn thuyết tồi đến nỗi tôi nghĩ tin đồn sẽ lan đi và từ đó về sau sẽ
chẳng ai thèm mời tôi diễn thuyết nữa. Khi kết thúc bài diễn thuyết và
rời khỏi trường học đó, tôi cảm thấy mình là một trò cười: danh tiếng
thế là đi tong!
Nhưng buổi diễn thuyết dở tệ đó đã khiến tôi thậm chí tập trung hơn
vào ước mơ của mình. Tôi tập diễn đạt và thuyết trình một cách chăm chỉ
và đầy quyết tâm. Một khi bạn đã chấp nhận rằng sự hoàn hảo là mục tiêu
để hướng tới, thì vấp ngã không phải là việc quá khó để kiểm soát. Mỗi
bước đi sai lầm vẫn là một bước đi, thêm một bài học được ghi nhớ, thêm
một cơ hội để lần sau làm tốt hơn.
2 Thất bại hình thành nên tính cách: Điều gì không
hủy hoại bạn rất có thể sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn, tập trung hơn,
sáng tạo hơn, và quyết tâm hơn trong hành trình theo đuổi những ước mơ.
Bạn có thể đang nóng lòng muốn đạt đến thành công, và điều đó không có
gì sai cả, nhưng kiên nhẫn cũng là một đức tính tốt, và thất bại chắc
chắn sẽ giúp bạn phát triển đức tính đó. Hãy tin tôi đi, từ trải nghiệm
của bản thân tôi đã hiểu được rằng kế hoạch của mình không nhất thiết
phải nằm trong kế hoạch được thực hiện một sớm một chiều.
3 Thất bại thúc đẩy bạn tiến lên phía trước: Bạn
không bao giờ biết được điều gì nằm ở chặng tiếp theo của hành trình.
Đợi bạn ở phía trước có thể là câu trả lời cho những ước mơ. Vậy nên bạn
phải hăng hái lên, mạnh mẽ lên, và tiếp tục cố gắng. Nếu thất bại, thì
đã sao? Nếu bạn vấp ngã, thì đã sao? Edison cũng nói: “Mỗi trải nghiệm
sai lầm bị loại bỏ đều bổ sung thêm một bước tiến về phía trước”.
4 Thất bại giúp bạn trân trọng thành công: Khi bạn
toàn tâm toàn ý thực hiện mục tiêu và khi đã trải qua nhiều gian nan khổ
cực trong hành trình phấn đấu, cảm giác về thành công tuyệt vời đến nỗi
bạn muốn tiếp tục phát huy nó, đúng không? Tôi không nghĩ đó là một sự
ngẫu nhiên. Đó là một trong những lý do chính khiến nhân loại phát triển
và tiến hóa như ngày nay. Chúng ta ngợi ca những thắng lợi đạt được qua
gian khổ không phải bởi chúng ta duy trì được sự nỗ lực mà bởi bản chất
tự nhiên của chúng ta là không ngừng phát triển và tìm kiếm sự mãn
nguyện ở mức cao hơn.
Nhìn lại tất cả những gì mình đã phải vượt qua trong thời thơ ấu -
đau khổ, bất an, tổn thương, cô đơn - tôi không hề buồn. Tôi thấy tràn
ngập cảm giác biết ơn bởi mình đã vượt qua được những thách thức đó,
những thách thức đã khiến cho thành công của tôi thêm ngọt ngào và ý
nghĩa.
Nick Vujicic
Báo Thanh Niên
Thất bại là mẹ thành công
ReplyDeleteThật ra... ngả một trăm lần thì một trăm lần đứng dậy, sao phải đứng dậy thêm lần trăm lẻ một? Hổng hiểu...
ReplyDelete:P
Vì muốn chắc chắn phải đứng dậy. Có lần do dự nên mới đứng một chân phải đứng lại:)
Deletehttp://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/xa-hoi/2013/05/chang-trai-my-noi-ve-nhung-tranh-cai-quanh-nick-vujicic/
ReplyDeleteĐọc mà chán cho người Việt :(
Chúng tôi mới khuyết tật, Nick ơi!
ReplyDelete– Alô, sao sáng nay ông chưa ra uống càphê, ra lẹ tám đỡ buồn coi.
– Alô, chắc ra không được, vì tôi tập bò mà nãy giờ bò cả tiếng mới ra tới cửa!
– Ông nói gì? Bò?
– Đúng rồi, tôi đang tập sống không dùng chân và tay nữa!
– Alô! Bộ trời nóng quá lại cúp điện nên ông sảng hả?
– Tỉnh như sáo đây. Bộ ông chưa xem chàng trai không tay không chân người Úc giao lưu trên tivi hả? Chàng Nick này thiếu cả tứ chi mà vẫn tươi rói đó thôi. Nên tôi thử tập không dùng tay chân xem có sống qua nổi một ngày không…
– Ông nói làm tôi nhớ đến bài Đất nước cần… ta balô của TS Alan Phan. Rõ ràng là so với thanh niên nhiều nước thì “một bộ phận không nhỏ” thanh niên nước mình thừa chân, vì dù không thiếu tiền bạc lẫn thời gian nhưng lớp trẻ bây giờ rất ngại đi, không thừa chân là gì? Nhưng Nick là người Úc ông ạ. Chứ ở xứ mình không tay làm sao chém gió? Không chân làm sao chạy trường chạy lớp, chạy chức chạy quyền? Mà dù có thừa đi nữa, rõ ràng so với Nick thì nhiều người vẫn cứ thiếu một thứ.
– Thiếu cái chi?
– Chàng trai mà theo định nghĩa thông thường là người khuyết tật ấy cứ cười suốt, trong khi xứ mình nhiều nhân viên công quyền phải học để cố rặn ra một nụ cười, nếu không là cứ thấy dân thì họ “đứng hình”, có khi còn “tỏ ra nguy hiểm”!
– Trời ơi, vậy ra…
– Alô, “vậy ra” cái gì?
– Vậy ra chúng ta mới khuyết tật vì thừa chân tay mà thiếu nụ cười!
Người già chuyện
http://sgtt.vn/Goc-nhin/Phiem-va-biem/177921/Chung-toi-moi-khuyet-tat-Nick-oi.html