Tìm được con thất lạc sau 32 năm, nhờ xem TV
Thursday, July 12, 2012 9:28:05 PM
Ngọc Lan/Người Việt
GLENDALE, California (NV) - Một ông Việt Nam vừa tìm được đứa con trai sau 32 năm thất lạc trên đường vượt biển, nhờ xem một chương trình truyền hình ở Việt Nam, trong một câu chuyện giống như chỉ có trên màn ảnh.
Ông Ngô Văn Việt (trái) và con trai Ngô Văn Ðảm (Buff) gặp lại tại Thái Lan sau 32 năm thất lạc trên hành trình vượt biên. (Hình: Linda Ngô cung cấp) |
Ông Ngô Văn Việt, cư dân Glendale, kể lại giây phút đứa con trai trên Ngô Văn Ðảm của ông bị người chủ tàu Thái Lan bắt đi vào một ngày của Tháng Ba, 1981 trên đường vượt biên.
Sau hơn ba thập niên, khi mọi sự tìm kiếm đứa con tội nghiệp tưởng chừng như vô vọng thì người cha đau khổ này lại gặp được người con trai ngày nào trong một tình cờ đến kỳ lạ.
Kết quả thử DNA trùng khớp và sự hội ngộ của cả gia đình ông bà Ngô Văn Ngô cùng Buff, tên hiện thời của cậu bé bị bắt năm xưa, vào ngày Thứ Năm, 19 Tháng Bảy, tới đây là câu chuyện cảm động cho những ai từng rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã này, trên hành trình tìm kiếm tự do.
Mất con trên đường vượt biên
Lý do để ông Ngô Văn Việt có niềm tin rằng đứa con trai tên Ngô Văn Ðảm của mình còn sống và muốn đi tìm lại nó từ bao nhiêu năm qua chính là vì “người chủ tàu Thái Lan khi đó thấy nó dễ thương, muốn xin nó nhưng mình không cho, nên họ bắt luôn.”
Theo lời kể của ông Việt, từ Phú Quốc, vợ chồng ông cùng bốn người con, trong đó Ðảm là út, cùng với gia đình các anh em họ hàng xuống tàu đi vượt biên năm 1981.
Khi ra đến Vịnh Thái Lan, tàu của ông được một tàu đánh cá Thái Lan vớt.
Ông Việt nhớ lại, “Lúc đó, qua cách ra dấu thì mình hiểu là họ còn phải đánh cá một ngày một đêm nữa mới vô bờ. Tuy nhiên, lúc nửa đêm, họ lập kế dọn cơm ra trước mũi tàu, kêu tất cả mọi người ra đó ăn.”
“Ăn xong, họ không cho ai quay trở vào bên trong tàu nữa mà yêu cầu phải tát nước chiếc tàu nhỏ của tụi tôi. Sau khi lục soát từng người, họ bảo mình xuống trở lại tàu nhỏ trước, còn lại sáu đứa bé ở trong cabin thì họ sẽ ẵm trả lại sau. Nhưng họ chỉ trả lại có bốn đứa, còn lại đứa con trai tôi 3 tháng rưỡi tuổi và đứa con gái của người em, 11 tháng tuổi, thì họ chặt dây tàu chạy mất. Nghĩa là họ cố tình bắt con và cháu tôi.” Ông Việt tiếp tục kể.
Bất ngờ trước tình cảnh đó, người cha “chỉ còn biết khóc.” Trong khi người mẹ “coi như chết đứng luôn rồi, hết biết mình mẩy gì hết.”
Bà Lê Kim Hoàng, (Kim Lê), vợ ông Việt, nhớ lại cảm xúc của mình vào thời khắc ấy, “Con mình đang còn ẵm bồng cho bú mà tự dưng bị bắt mất đi như vậy thì coi như hết biết gì rồi, không biết mình mấy tuổi luôn.”
“Suốt một thời gian, tôi ăn không được, ngủ không được, buồn khổ lắm vì có cảnh nào bằng cảnh mất con đâu cô!” Bà Kim kể lại bằng giọng chân chất của người Phú Quốc. “Phải chi nó đau yếu bệnh hoạn mất thì không nói gì, đằng này nó đang còn sân sẩn mà bị bắt như vậy thì mình cũng muốn chết theo nó được.”
Tuy nhiên, với những ai từng là thuyền nhân, có lẽ sẽ dễ dàng hiểu hơn tâm trạng những ngày tiếp theo đó của ông bà Việt.
Ông tâm sự, “Ði chung với nhau mà con bị bắt như vậy thì làm sao mà không đau buồn. Nhưng lúc nhìn tàu bị phá nước vào, thấy mình cận kề cái chết thì lại nghĩ phải chi họ bắt hết những đứa bé vô tội kia thì biết đâu tụi nó còn có cơ may sống sót. Cho nên thật sự khi đó tôi bị dằn vặt giữa hai tâm trạng, lúc thì thương tiếc đau đớn, lúc lại cảm thấy đó là điều may mắn. Khó nói lắm.”
Bà Kim cũng cùng suy nghĩ như chồng, “Lúc đến đảo cực khổ quá thì tôi mới thấy nỗi buồn mất con mới nguôi ngoai, quên dần.”
Hành trình tìm con 20 năm trước
Dù cho có nguôi ngoai, quên dần, nhưng đứa con là núm ruột, là máu thịt, thì làm sao hình ảnh đứa bé hơn 3 tháng tuổi phút chốc bị tước khỏi vòng tay cha mẹ có thể vĩnh viễn biến mất khỏi tâm trí của đấng sinh thành?
Hơn 10 năm đến Mỹ, khi cuộc sống bắt đầu ổn định, ông Việt bắt đầu hành trình đi tìm lại đứa con tội nghiệp của mình, khi đó là năm 1993.
Ông nhớ lại, “Nói là đi tìm nhưng cũng có biết nơi đâu mà đi, vì họ bắt mình là giữa biển. Thành ra tôi cứ qua Thái Lan rồi đưa tin lên báo, rồi nhờ những người Thái biết tiếng Việt đi cùng. Tôi in những tờ rơi, đi đến những bến cảng để đưa cho những người theo ghe đánh cá thử xem họ có biết gì không. Mà khi đó thông tin rất là ngắn, thành thử cũng khó. Nhưng đi thì cứ đi thôi.”
“Khi đó đi mình cũng không xác định được loại tàu mà họ cho mình leo lên là tàu gì, ở đâu. Mình không hiểu dạng tàu lớn đánh từ đâu, nơi nào thì có loại tàu đó. Thành ra những nơi mình tìm đến cũng không chính xác lắm. Rồi đăng báo cũng rất là tốn tiền.” Người cha kể lại lần đầu tìm con.
Ông Ngô Văn Việt (trái) và con trai Ngô Văn Ðảm (Buff) lúc đi thử DNA tại Songkhla, Thái Lan, ngày 18 Tháng Sáu. (Hình: Linda Ngô cung cấp) |
Không tìm ra một dấu vết gì về đứa con, đứa cháu ở lần thứ nhất, khoảng bốn năm sau, ông Việt lại cùng người em họ của mình đi tìm con một lần nữa.
Kết quả vẫn là con số không.
“Tôi đi tìm và không muốn bỏ cuộc vì tôi nghĩ nó vẫn còn sống. Vì tôi tin là họ bắt hai đứa bé này về để nuôi chứ không phải để sát hại nó, do ngay từ đầu họ đã tỏ vẻ yêu thích nó rồi. Chỉ là vì mình không biết nó ở đâu thôi, chưa biết cách nào mà tìm thôi.” Ông Việt chia sẻ niềm tin của mình.
Hy vọng từ một bài viết trên nhật báo Người Việt
Sau hai lần tìm con vô vọng, ông Việt những tưởng mình phải chấp nhận bỏ cuộc, vì ông thực sự không biết phải bắt đầu như thế nào.
Vậy mà gần 15 năm sau, một bài báo được đăng trên nhật báo Người Việt nhân ngày lễ Thanksgiving 2011 mang tên “Vượt biên, bị cướp biển, thất lạc: Cha và con đoàn tụ” đã làm bừng lên trong vợ chồng ông Việt niềm hy vọng.
Sau khi đọc bài viết về hành trình ông Trương Văn Hào ở Rochester, New York, đi tìm được người con trai tên Samart Khumkham (tức Trương Văn Khai) tại một tỉnh xa xôi của Thái Lan sau 34 năm thất lạc, ông Việt liên lạc với tác giả bài báo để xin số điện thoại của ông Hào.
Tháng Hai vừa qua, ông Hào, người đàn ông may mắn tìm được đứa con thất lạc sau năm lần tìm kiếm, cùng ông Ngô trở lại Thái Lan, bắt đầu cuộc tìm kiếm dấu tích Ngô Văn Ðảm trong 16 ngày.
Ông Việt kể, “Gặp anh Hào là một sự may mắn. Tất cả những gì anh Hào trải qua, ảnh hướng dẫn lại. Qua đó gặp chính quyền Thái Lan, hội Social Development đã giúp mình rất tích cực, họ bỏ công và của ra giúp mình. Mình đi tới đâu họ cho xe chở mình đi tới đó, nhân viên họ cũng theo mình đi. Tin tức đó lan truyền ra khắp nơi.”
Tuy nhiên, không có một phản hồi nào về những thông tin mà ông Việt và ông Hào đưa ra.
Sau 16 ngày lặn lội ở Thái Lan, qua nhiều tỉnh, tìm kiếm nhiều làng, ông Việt trở về Kiên Giang thăm người mẹ đang bệnh, trước khi quay trở về Mỹ, không chút manh mối trong tay.
Cùng thời điểm đó, tại Việt Nam, một chương trình truyền hình có tên “Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly,” chiếu hình ảnh một phụ nữ người Mỹ gốc Việt sinh sống tại California, cũng từ Mỹ trở về Thái Lan, tìm kiếm đứa con trai bị thất lạc trên đường vượt biên lúc cậu bé 5 tuổi thông qua sự giúp đỡ của đội tìm kiếm Sài Gòn Buổi Sớm.
Tuy nhiên, người thanh niên Thái gốc Việt tên Buff mà những người thực hiện chương trình đó tìm ra lại không trùng khớp kết quả thử DNA với người phụ nữ kia đang đi tìm.
Người mẹ tìm con thất vọng.
Ðứa con tìm kiếm cội nguồn thất vọng.
Và người cha tìm con ba lần càng thất vọng hơn.
Ðiều kỳ lạ ngẫu nhiên
Cuộc đời luôn có những điều kỳ lạ xảy ra một cách tình cờ, ngẫu nhiên.
40 ngày sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ thì ông Việt lại phải quay về Việt Nam do mẹ ông bệnh nặng.
“Một tuần sau khi ở Việt Nam chăm sóc má tôi thì có đứa cháu cho tôi biết có coi chương trình 'Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly' và thấy có một người thanh niên gốc Việt muốn đi tìm lại cha mẹ của mình, nhìn rất giống tôi.” Ông Việt tiếp tục câu chuyện.
Gia đình ông bà Ngô Văn Việt và Kim Lê cùng các con dâu rể tại Glendale, California. (Hình: Linda Ngô cung cấp) |
Họ gửi cho ông đường link vào trang web coi lại chương trình có người thanh niên Thái gốc Việt đó.
Ông Việt kể bằng sự xúc động lẫn vui mừng, “Khi tôi mở trang web đó ra, vừa nhìn thấy hình ảnh người con trai tên Buff đó, tôi xác nhận ngay rằng đó chính là con tôi. Vì gương mặt nó giống tôi dữ lắm. Tôi không thể tin tưởng được là tại sao lại có người giống tôi một cách kỳ lạ như vậy. Nên tôi cảm giác rằng nó là con mình liền. Tôi nhìn hình ảnh nó bước từ trong ra và kêu lên trong đầu trời ơi sao anh chàng này giống tôi lạ kỳ.”
Không chỉ vậy, theo lời ông Việt, “cả làng ở đây đổ xô về coi thì ai cũng xác nhận là 100% nó chứ không ai khác hơn.”
Tại California, bà Kim Lê cũng vào trang web đó để xem.
“Vừa mới nhìn thấy nó tôi nhận ra liền. Cảm thấy rợn người hết trơn, nhận ra được liền vì nó giống ổng quá! Tôi mừng lắm. Coi như suốt ngày đó không làm gì được hết, cứ mở tới mở lui. Mừng khóc luôn vì mình tìm con lâu quá rồi mà.” Bà Kim nhớ lại giây phút nhìn thấy hình ảnh người con trai sau 32 năm bặt tin.
Tại Việt Nam, sau khi tiên đoán đó là đứa con mình đang tìm kiếm, ông Việt cùng những người thực hiện chương trình “Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly” và đội tìm kiếm Sài Gòn Buổi Sớm sang Thái Lan tìm lại người thanh niên tên Buff.
Hội ngộ sau 32 năm
Ngày 17 Tháng Sáu, ông Việt cùng mọi người đến Thái Lan để thực hiện việc thử DNA.
Nói về lần đầu tiên gặp gỡ người mà ông Việt cho là con trai mình tại Songkhla, người cha này cho biết: “Hôm đầu gặp nhau do ngôn ngữ bất đồng nên mình có sự cảm xúc, nhưng lời nói từ người này qua người kia thông dịch nên nó không có tác động mạnh như mình nói trực tiếp với nhau. Sau khi nó nhìn hình, rồi nhìn tôi, còn tôi sau khi tìm dấu vết trên mặt của nó, thì tất cả dấu vết đều có hết, như dấu vành tai bị gãy của nó cũng như anh em nó đều giống tôi hết. Tôi nhìn và biết nó là con mình. Nhưng để chắc chắn thì vẫn phải thử DNA thôi.”
Sau khi lấy mẫu thử DNA, người thanh niên 32 tuổi, đang làm quản lý cho một công ty thu mua hải sản, vẫn ở lại Songkhla, còn ông Việt phải quay trở về Bangkok theo yêu cầu của chính quyền Thái Lan “vì sự an toàn cho ông.”
Ngày 21 Tháng Sáu, có lẽ là ngày mà ông Việt Ngô cũng như những người trong gia đình ông không bao giờ quên được khi bác sĩ của bệnh viện báo cho ông Việt biết kết quả thử DNA của ông và Buff hoàn toàn khớp với nhau.
“Lúc đó không chỉ tôi mà những ai có mặt tại đó đều nhảy lên muốn đụng trần nhà luôn. Mừng quá mà!” Ông Việt cười sảng khoái.
Bà Kim Lê nói, “Hổm rày mừng nên ăn ngủ gì cũng không được hết. Trong đầu tôi cứ mong riết đến ngày về bển gặp nó. Tối nằm cứ nghĩ hồi xưa nó còn nhỏ, rồi lại hình dung bây giờ nó lớn mình gặp nó thì làm sao. Cứ vậy mà suy nghĩ hoài.”
Không chỉ vậy, niềm vui của người mẹ này còn biểu lộ qua việc “đi làm thôi, về nhà là cứ mở cái link có hình nó lên coi hoài. Cứ coi đến khúc có hình nó thì bấm đứng một chỗ để nhìn luôn. Nhìn mặt nhìn mày nhìn mũi nhìn mắt, nhìn đủ thứ hết.”
“Tôi vui lắm. Không ngờ sau mấy chục năm lại có niềm vui như thế này. Khi làm việc thì thôi, lúc ngưng ngang lại nhớ nó. Tôi trông đến ngày gặp lại con mình.” Người mẹ hạnh phúc chia sẻ.
Ngày 19 Tháng Bảy tới đây, Ngô Văn Ðảm, tức Buff, sẽ từ Thái Lan bay về Việt Nam để gặp những người thân thiết của mình, cho thỏa ước mơ “đi tìm cội nguồn” vì theo lời Ðảm nói với cha mình, “Trong làng ai cũng nói nó là người Việt Nam, mà chính nó biết nó là người Việt Nam nhưng không nghĩ cha nó là cha nuôi, mà chỉ nghĩ ba nó lấy một người Việt Nam và sanh ra nó có gốc Việt Nam. Nó chỉ biết một điều nó là người gốc Việt và muốn đi tìm gốc tích của mình.”
Chia sẻ câu chuyện này, ông Việt nói, “Tôi muốn kể lại câu chuyện này để những người có hoàn cảnh tương tự như tôi có lòng tin để còn tiếp tục tìm kiếm. Bởi vì tôi biết, sau lưng tôi còn nhiều người lắm.”
–––
Copy lại từ Nam64.multiply.com
Thời gian vượt biên 85 theo clip không trùng với thời gian vượt biên năm 81 từ trang người Việt .
ReplyDeleteĐó là dự đoán thôi. Ngày mai sẽ có chương trình truyền hình trực tiếp về trường hợp này.
ReplyDeleteNăm 1985 đó là thời gian vượt biên của 1 gia đình khác, gia đình đã đăng tin trên báo Thái Lan từ đó mới phát hiện trường hợp anh Buff. Nhưng kết quả thử ADN của gia đình này và Buff không phù hợp.
ReplyDeleteEm không hiểu ,hay là em hiểu lộn xộn hết rồi .Vậy là có thêm một gia đình khác đi vượt biên vào năm 85 cũng tìm con ở thái lan nửa hay sao ?
ReplyDeleteMít vừa đăng ký tìm cha, và anh chị cùng cha khác mẹ ở trên trang nchccl.... :(
ReplyDeleteNếu vậy thì câu chiện của clip hổng phải là câu chiện trên Entry từ trang Người Việt
ReplyDeleteChính là gia đình ông Trần văn Khê vượt biên năm 1985 tìm con ở Thái Lan thì người ta mới thông báo cho biết trường hợp của Buff.
ReplyDeleteXem phần đầu Như chưa hề có cuộc chia ly số 54 mới rõ.
Đúng là câu chuyện của em Buff. Người Việt đưa tin trước. NCHCCCL cũng đã đưa tin vắn trong phần giới thiệu NCHCCCL56. Ngày mai mới truyền hình trực tiếp. Chính vợ chồng ông Ngô Văn Việt xem hai chương trình số 54 và 55 mới thấy hình ảnh em Buff rất giống ông Việt nên rất mừng và tin là con mình. Sau đó đã tiến hành thử ADN và lần này là đúng.
ReplyDeleteMong Mit sớm thu được kết quả tốt đẹp:)
ReplyDeleteBây giờ em hiểu rồi ....hai gia đình tìm con thất lạc vào năm 81 và 85 .Gđ 85 tìm gặp nhưng kiểm DNA thì không đúng ,còn gđ 81 nhờ đó mà tìm gặp con và kiểm đúng DNA heheheh
ReplyDeleteCám ơn chị nha ,giờ em mới hiểu hết giửa clip và câu chiện của trang Người Việt.
Mít cũng hy vọng là vậy, chỉ sợ là vô ích thôi, vì Mít chỉ có thông tin duy nhất là tên Cha là Phạm Phát, sinh năm 1948, đã từng có một người vợ trước , có 2 đứa con : 1 trai 1 gái, sau đó mới lấy Mẹ Mít, Mít được 1 tuổi là năm 1981, thì ông nói là đi vượt biên rồi mất tích luôn đến giờ.
ReplyDeleteCầu mong còn nhiều em thất lạc ở đường 7 và lúc vượt biển sớm được gặp cha mẹ.
ReplyDeleteChương trình NCHCCCL có đưa nhiều trường hợp đoàn tụ rất xúc động Ròm a.
ReplyDeleteĐừng bỏ rơi niềm "hy vọng ".
ReplyDeleteQuá nhiều truyện thương tâm làm mình rơi nước mắt. Cám ơn Chị BT !
ReplyDeleteDạ:)
ReplyDeleteGió đang định hỏi chừng nào có số 56 ... thì thấy T nói mai rồi . Đợi xem thôi
ReplyDelete
ReplyDeleteNhư chưa hề có cuộc chia ly...số 56:
May mắn này xin dành cho nhau
Như chưa hề có cuộc chia ly lần này sẽ kể 1 câu chuyện mới mẻ về những điều xưa cũ: tình thương hóa giải hận thù, lòng nhân cứu chuộc cái ác. Đây là phần kết thúc có hậu của những cuộc tìm kiếm trên đất nước Thái Lan, và liên quan đến 2 chủ đề đau lòng, là vượt biên, và cướp biển.
Một đôi vợ chồng đi tìm con, chưa tìm được con mình, thì đã giúp mang lại đoàn tụ cho một gia đình đồng cảnh ngộ. Những người Thái Lan bỏ cả việc gia đình, đi theo giúp đỡ người cha Việt có con bị hải tặc Thái Lan cướp đi 31 năm về trước. Như chưa hề có cuộc chia ly sẽ chỉ kể thôi – những câu chuyện hiện thực sinh động mà cô đọng đạo lý đến khó tin.
Ông Ngô Văn Việt, anh Buff và những người bạn Thái Lan
Tiếp tục tường thuật cuộc hành trình dọc Đường Bảy, Như chưa hề có cuộc chia ly số 56 có gần 20 thông báo về “những đứa trẻ rớt dọc đường chạy loạn”.
Cuộc đoàn tụ sẽ diễn ra trong giờ phát sóng trực tiếp, cũng hứa hẹn sẽ rất bất ngờ. Những người giàu lòng nhân ái chắc rồi sẽ thấy ước mơ của mình trở thành hiện thực, dù trước giờ họ luôn lo sống cho người khác.
NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY số 56
20:05 -21:05, thứ Bảy, 14/7/2012
Trực tiếp trên VTV1, trên tuoitre.vn và Tuổi Trẻ Mobile
và website của Chương trình haylentieng.vn
NCHCCCL
Thông tin truyền hình
Giới thiệu NCHCCCL số 56: May mắn này xin dành cho nhau
Xem các Chương trình NCHCCCL đã phát sóng
Xem các Chương trình Trở về từ ký ức đã phát sóng
Thông báo
Thay đổi lịch phát sóng Như chưa hề có cuộc chia ly... số 56
Như chưa hề có cuộc chia ly... số 56: MAY MẮN DÀNH CHO NHAU phát sóng trực tiếp trên VTV1 và VTV4, lúc 20:05 - 21:05 Thứ bảy, ngày 14/07/2012. Kính mời quý vị theo dõi
Mời Gió và các bạn theo dõi nha:)
Xem
ReplyDeletehttp://www.haylentieng.vn/
Cuối tuần đọc mấy tin naỳ 9tui dể rớt nước mắt , thôi không có ý kíến
ReplyDeletehi hữu quá !
ReplyDeleteThứ đồ dởm ấy mà ! Vỏ cứng nhưng ruột nhão
ReplyDeleteChương trình này luôn làm người xem cảm động đến rơi nước mắt.
ReplyDeleteMà hay thật, hai cha con giống nhau như đúc ấy nhỉ.
Em mới nói với má em tối nay canh coi CTNCHCCCL...em nói có một cuộc đoàn tụ sau 32 năm, cả em và bà củng nổi “da gà”....coi mí CT này lần nào cũng khóc nhiu`...
ReplyDeleteChương trình dạng này ở Đức đã từng có và đã có lần nó tìm giúp một người Việt lao động ở Đông Đức tìm mẹ và gđ ở ngoài Bắc VN ,đồng thời bao luôn cho người mẹ ở VN qua Đức gặp con ....sau đó như thế nào em hổng biết vì hổng có theo dõi tiếp hihi
ReplyDeleteHoá giải àh ? em nghĩ không đâu ,những thuyền nhân nạn nhân của cướp biển tháilan thời đó hổng có chấp nhận đâu .Họ bị ám ảnh suốt cuộc đời tới khi xuống lổ mà thôi .
ReplyDelete"vượt biên, và cướp biển." nghe sao mà nhẹ nhàn quá .....sự thật " đau khổ " như thế nào chỉ có những người trong cuộc mới biết mà thôi .
9tui lái ghe vượt biên từ VN , khi ngang qua và, thấy ánh sáng vùng biển Songkla . là chuyển hướng đi không dám ghé ..vì là vùng biển hải tặc lộng hành
ReplyDeleteThì có những người Thái Lan tốt bụng giúp đỡ cho cha con họ gặp nhau đó.
ReplyDeleteTối nay đã khóc nhiều hông? Mình bận xem chỉ đoạn cuối. Chắc mai xem lại tên youtube.
ReplyDeleteCó bao nhiêu nước mắt khóc trướcc đi , khỏi mất thời gian xem lại youtube
ReplyDeleteLúc nào cũng Ít nhấtrưng rưng...:-)...Tks tin ạh...
ReplyDeleteXin mời xem:
ReplyDeletehttp://www.youtube.com/watch?v=dA_DDNCXVhk
Cám ơn chương trình NCHCCCL. Hy vọng trong chương trình số 57 được gặp Buff và mẹ của em :)
ReplyDeleteMình tha thứ thì tâm hồn của mình mới nhẹ nhàng và hạnh phúc. Chương trình NCHCCCL cũng là một cầu nối giúp đoàn tụ và đem đến hạnh phúc cho nhiều gia đình. Chúng ta xem để cảm thông chia sẻ với những hoàn cảnh đó.
ReplyDeletehay ha :)
ReplyDelete