Wednesday, March 14, 2012

Ý kiến về chuyện thầy giáo văng tục

Vụ Tiến sĩ văng tục trên bục giảng:

Cục Nhà giáo khẳng định: TS nói tục ở mức độ nào đó phải kỷ luật

Thứ tư 14/03/2012 06:00
(GDVN) - “Hiện đã có những  quy định về điều lệ mà  nhà giáo không được làm, vấn đề giáo viên nói tục nhà trường phải có ý kiến”.



Đó là lời ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở  giáo dục (Bộ GD&ĐT) khi trao đổi với PV Báo GDVN.
Khi nghe qua phản ánh của PV đối với trường hợp cụ thể của TS Lê Thẩm Dương,  Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh (ĐH Ngân hàng TP HCM) có những lời lẽ, ngôn từ  không thích  hợp đối với môi trường sư phạm, ở góc độ quản lí nhà nước, ông Minh cho biết hiện các quy định mà nhà giáo không được làm đã được triển khai từ năm 2008 .

“Quản lí ở nhà trường đối với nhân viên của mình như thế nào, nếu ở trong Đảng thì đảng bộ  nhà trường phải có ý kiến với đảng viên của mình. Vấn đề này nhà trường phải có ý kiến với TS Dương trước hết như một công dân trong nhà trường” ông Minh cho biết.

TS. Lê Thẩm Dương trao đổi, trò chuyện trong lớp quản trị thực tế do Viện Quản trị Kinh doanh FSB tổ chức tại hội trường ĐHQG Hà Nội (Ảnh chụp lại từ clip)


Bạn thấy thế nào về việc một Tiến sĩ lại có những lời lẽ văng tục trên bục giảng?
  •  Thấy bình thường
  •  Không thể chấp nhận được việc đó
  •  Như vậy là thiếu văn hóa, nhất là đứng trên bục giảng



Bên cạnh đó, đại diện Cục nhà giáo cũng bày tỏ quan điểm khi cho rằng phải có biện pháp nhắc nhỏ, khiển trách, thậm chí cao hơn có thể kỷ luật. Ở mức cao hơn nữa Bộ GD&ĐT mới xem xét. Ông Minh cũng cho biết, Bộ không thể giải quyết cụ thể từng cá nhân được vì cả nước hiện có khoảng hơn 1 triệu nhà giáo, nếu xảy ra sự việc phải bắt đầu từ cơ sở và thực hiện theo các quy định.
“Vấn đề nói tục trong phòng học, đó là vấn đề ngôn ngữ, còn giáo viên nói tục tới đâu phải tùy theo mức độ. Hiện ngôn ngữ được sử dụng trong nhà trường là ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng, vấn đề này phải xem xét từ nhà trường xem tác hại tới đâu. Bộ không thể can thiệp vào những trường hợp cụ thể được” Cục trưởng Hoàng Đức Minh cho biết.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cũng cho biết, hiện ông đang công tác tại nước ngoài, khi về sẽ có kiểm tra  cụ thể sự việc đối với trường hợp của TS Lê Thẩm Dương.
Trước đó, sự việc liên quan tới TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh (ĐH Ngân hàng TP HCM) khi giảng bài cho sinh viên “tuôn” những lời, ngôn từ khó chấp nhận đối với một nhà giáo. Mặc dù theo lí giải của TS Dương, đó chỉ là một buổi trò chuyện, trao đổi như ngồi uống cafe.

Sự việc đang thu hút sự quan tâm rất lớn của độc giả.  Các nhà chuyên môn cũng nhận định, ngôn từ của TS Dương tuôn ra trong giờ giảng của mình là điều không thể chấp nhận với một vị giảng viên với học hàm TS. 

Xuân Trung




Ths Đinh Đon:
14:00 | 14/03/2012
(GDVN) - "Cách trao đổi của TS Dương có hơi gắt, giống như bát phở bỏ hơi quá tay tương ớt, nhưng nhiều người vừa ăn, vừa xuýt xoa khen ngon".
PGS.TS Nguyễn L Ninh: Chưa từng gặp chuyện văng tục như thế!
11:00 | 14/03/2012
(GDVN) -“Lời nói của thầy rất có giá trị đối với học trò. Nếu thầy giáo mà nói những lời không đúng mực thi làm sao mà dạy ai được.” PGS.TS Nguyễn Lê Ninh Hiệu Trưởng trường ĐH Quốc Tế Bắc Hà chia sẻ.
10:57 | 14/03/2012
(GDVN) - "Nếu một giờ dạy trên thì không được nhưng là buổi nói chuyện với đối tượng không còn là vị thành niên, sinh viên thì mình cần phải xem xét thật kỹ..."
Tiến sĩ dạy văn thấy xấu hổ khi xem clip Tiến sĩ Kinh tế văng tục
09:00 | 14/03/2012
(GDVN) - TS Văn học Trịnh Thu Tuyết, giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội: “Đọc, xem clip này tôi rất xấu hổ, thất vọng… và không thể chấp nhận được”
GS Ng Đức Thịnh phần no đồng cảm với TS văng tục
06:27 | 14/03/2012
(GDVN) - Việc TS. Dương giảng tại Viện FSB với nhiều từ ngữ gây 'sốc' xôn xao dư luận, báo GDVN có cuộc trò chuyện với GS. Ngô Đức Thịnh nhìn ở góc độ văn hóa.
Điểm lại: Những sự cố lin quan đến thầy c gio trn bục giảng (P1)
06:00 | 14/03/2012
(GDVN) - Chỉ vì sơ ý trong lời ăn tiếng nói, các thầy cô giáo đã vô tình gây ra những sự việc đáng tiếc với học trò.
Tiến sĩ văng tục: Viện Quản trị kinh doanh (ĐH FPT) đưa clip ln mạng
06:00 | 14/03/2012
(GDVN) - “Clip thầy Dương trao đổi với học viên rất hay và có thông tin bổ ích nên chúng tôi là người đầu tiên post lên website của trường để chia sẻ”.
Cục Nh gio khẳng định: TS ni tục ở mức độ no đ phải kỷ luật
06:00 | 14/03/2012
(GDVN) - “Hiện đã có những quy định về điều lệ mà nhà giáo không được làm, vấn đề giáo viên nói tục nhà trường phải có ý kiến”.
PGS.NGND Nguyễn Văn Long: Khng được văng tục trn bục giảng
16:10 | 13/03/2012
(GDVN) - “Ở trên bục giảng, kể cả những buổi trao đổi, thuyết trình thì không thể sử dụng những tiếng đệm kiểu văng tục, chửi thề như thế”- PGS Nguyễn Văn Long.
Tiến sĩ văng tục: Hiệu trưởng ĐH Ngn Hng TP HCM ln tiếng
12:05 | 13/03/2012
(GDVN) - "Việc giảng như vậy là không đươc, chúng tôi sẽ làm việc với TS Dương còn trách nhiệm chính ở đây thuộc về trường mời về giảng".
PGS.TS Văn Như Cương: Thầy c trường ti văng tục, ti sẽ đuổi thẳng
11:00 | 13/03/2012
(GDVN) - PGS.TS Văn Như Cương vô cùng bức xúc khi một thầy giáo lại có thể dùng lời lẽ thô tục giảng bài cho sinh viên: "Nếu là trường tôi thì tôi sẽ đuổi thẳng"
Lnh đạo Viện FSB (Đại học FPT) ln tiếng trong vụ Tiến sĩ văng tục
06:42 | 13/03/2012
(GDVN) - “Việc tiến sỹ Dương có đùa cợt hay dùng một số từ đệm, từ “nhạy cảm” trong bài nói chuyện đó là sự dẫn dắt câu chuyện, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn...”?
Vụ Tiến sĩ văng tục:
06:24 | 13/03/2012
(GDVN) - "Vấn đề này chúng tôi không biết, Tiến sỹ Lê Thẩm Dương do Viện Quản trị kinh doanh mời, không liên quan đến Đại học FPT".
Điểm lại những lời giảng
06:00 | 13/03/2012
(GDVN) -Báo GDVN điểm lại một số phát ngôn gây "sốc: thậm chí còn tục tĩu của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương tại buổi giảng cho học viên lớp Quản trị Kinh doanh FSB.
GS Nguyễn Minh Thuyết: Ngồi vỉa h, nh gio cũng khng nn chửi thề
06:00 | 13/03/2012
(GDVN) - GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, rằng cư xử, nói năng như trong đoạn videoclip là không phù hợp với chuẩn mực văn hóa.

34 comments:

  1. Tiễn sỹ Văn học Trịnh Thu Tuyết cho biết: “Học vấn chỉ là một phần rất nhỏ của giáo dục. Bằng cấp, học hàm, học vị cũng vậy. Những phát ngôn dung tục của Tiến sỹ Lê Thẩm Dương đang tạo ra một “độ chênh” rất lớn với bằng cấp, học vị mà ông này đang có.

    Nếu đem so sánh thì thật là khập khiễng. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn dẫn ra đây một ví dụ:

    Không ai được phép và nỡ gọi những người không được học hành là những người vô học. Xã hội sẵn sàng châm trước và lượng thứ cho họ trước những phát ngôn không đạt chuẩn.

    Nhưng người ta sẽ sẵn sàng gọi những Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ, Phó giáo sư, Giáo sư là những người “vô học” khi họ có những phát ngôn không đạt chuẩn và vượt quá ngưỡng cho phép về đạo đức, thuần phong mỹ tục.

    Lý do thật đơn giản. Họ là những người học cao, hiểu rộng đại diện cho tri thức của xã hội. Và tất nhiên, những người thầy đứng trên mục giảng lại càng phải chịu sự nghiêm khắc hơn với cái quy luật này…”

    ReplyDelete
  2. PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ:
    "Không phải là đại học mà bất cứ trường nào thày giáo cũng không được nói thô tục. Trong bất cứ môi trường nào cũng phải nghiêm túc không được nói bậy. Mặc dù trong cuộc sống hiện nay nhất là người miền Bắc khá quen dùng những câu cửa miệng bậy bạ.

    Đã là thầy giáo thì phải gương mẫu. Thầy giáo lại có thể dùng những ngôn ngữ thiếu văn hóa để dạy học sinh thì thật đau lòng. Tôi nghĩ người đó không đủ tư cách để làm người thầy giáo.

    Tôi nhiều năm làm trong việc đào tạọ đội ngũ thầy giáo. Nếu một khi phải chứng kiến người đồng nghiệp của mình có thái độ như vậy thì tôi thật sự đau lòng lắm. Vì tôi không muốn nền giáo dục Việt Nam lại có những người thầy như vậy.

    Một người thầy không phải chỉ có tác động đến một học trò mà đến rất nhiều người, từ thế hệ này, sang thế hệ khác. Thầy dạy 10 lớp thì có khoảng 500 đến 800 học sinh, mà trải qua nhiều thế hệ sức ảnh hưởng thì thật không gì đong đếm được. Đạo đức của thầy giáo tồi sẽ khiến nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng đạo đức, cũng như sự hình thành nhân cách".

    ReplyDelete
  3. GS Nguyễn Minh Thuyết: Thú thật là hình ảnh rất tệ. Ngay ngồi quán nước vỉa hè, một nhà giáo cũng không nên liên tục chửi thề, nói chuyện bông lơn quá đáng như vậy. Còn khi lên lớp, nhà giáo càng phải cư xử, nói năng một cách mẫu mực, phù hợp với môi trường sư phạm và vị thế của người thầy.

    Tôi biết nhiều nhà giáo nhà rất nghèo nhưng lên lớp vẫn chú ý ăn mặc rất tươm tất; nhiều nhà giáo có chuyện buồn nhưng lên lớp vẫn kiềm chế, không để lộ nỗi buồn, tập trung vào bài giảng, để khỏi ảnh hưởng đến học trò.

    Mà không chỉ nhà giáo đâu. Trong xã hội, mỗi người một cương vị, khi giao tiếp với công chúng, phải giữ đúng cương vị của mình.

    ReplyDelete
  4. PGS.TS Văn Như Cương:
    Thầy giáo luôn luôn phải nói những điều chuẩn mực. Thầy có thể đùa vui hay lấy ví dụ để minh họa cho bài giảng là điều rất cần thiết. Đó cũng là trách nhiệm của người thầy. Chúng ta có nhiều cách để nâng cao tính sinh động cho bài giảng, nhưng phải đúng theo chuẩn mực của ngành giáo dục.

    Còn những câu chuyện thô tục phản cảm như ông Dương kia đưa vào thì thật sự không thể chấp nhận được. Thầy đưa ra những hình ảnh, ví dụ phản cảm là không hay ho gì. Những câu chuyện tầm phào, thô tục, đầy hàm ý ẩn dụ gì đó không được phép đưa vào trong ngành giáo dục.

    ReplyDelete
  5. PGS.TS Văn Như Cương: Tôi phải nói lại câu tôi thường nói: “Đã là thầy thì luôn luôn phải giữ gìn mình và làm thế nào để ta không ngượng khi ít nhất có một người gọi ta bằng thầy."

    Hành động, lời nói của thầy phải luôn đúng mực để không phải ngượng khi có người gọi ta bằng thầy. Chúng tôi là thầy giáo của rất nhiều học sinh. Từ học sinh rồi đến phụ huynh hay cả những người lãnh đạo cũng gọi bằng thầy.

    Tâm nguyện của tôi là cả đời phấn đấu để không hổ thẹn khi có người khác gọi ta bằng thầy. Tôi tin chắc rằng rồi sẽ có một ngày ông thầy kia sẽ nhận ra và phải xấu hổ về hành động, lời nói của mình.

    ReplyDelete
  6. PGS.TS Nguyễn Lê Ninh: Học vị và nghiệp vụ sư phạm có thể không gắn liền hữu cơ với nhau. Khi người có trình độ học vị cao nhưng chưa chắc đã có thể làm công tác giảng dạy tốt được vì thiếu trình độ sư phạm cần thiết, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp.

    Có những thầy học vị thấp hơn, nhưng có đạo đức tư cách thì sẽ không để cho những chuyện như thế xảy ra. Còn những người có thể học vị cao nhưng không biết đạo làm thầy, không có lương tâm nghề nghiệp thì dễ để những chuyện như thế xẩy ra và sẽ không xứng đáng được đứng trên bục giảng.

    ReplyDelete
  7. Nhưng điều khôi hài nhất là:
    Khi bạn bấm vào ô kết quả phản hồi ý kiến trên báo GD đã đăng tải:
    Bạn thấy thế nào về việc một Tiến sĩ lại có những lời lẽ văng tục trên bục giảng?

    1. Thấy bình thường
    2. Không thể chấp nhận được việc đó
    3. Như vậy là thiếu văn hóa, nhất là đứng trên bục giảng
    BẠN SẼ THẤY Ý KIẾN 1 LÀ Ý KIẾN ÁP ĐẢO

    ReplyDelete
  8. đọc cái kết quả ý kiesn 1 là áp đảo , mới thật sự choáng chị ạ

    ReplyDelete
  9. Choáng! Mấy lời vàng ngọc của mấy vị GS. đầu ngành xem như muối bỏ biển sao?

    ReplyDelete
  10. Vị TS này bỗng dưng nổi tiếng quá, không biết ông ấy có mất ngủ vì "được" nổi tiếng như vậy không nhỉ?

    ReplyDelete
  11. ở nhà TS văng tục quen rời ,nên quên là đang diễn thuyết ở trường ...

    còn dưới đây là llnks vị TS Lê Thẩm Dương thuyết giảng ,hèn chi sinh viên VN chỉ học theo tếng con vẹt

    http://www.youtube.com/watch?v=9E1FYoTzTXk&feature=related


    Lê Thẩm Dương_ Tọa đàm tại Viện QTKD FSB_part03

    ReplyDelete
  12. SV rất lười động não, cái gì cũng có mẫu sẵn. Cứ y khuôn mà đồ lại cho nó khỏe. Vì vậy thầy càng tạo được nhiều khuôn cho trò đồ tức là thầy giỏi:)

    ReplyDelete
  13. Dân Việt là giống dân thích nói tục nhất thế giới. Thế nên hs thấy bình thường là chuyện thực. Và là chuyện không đáng bàn.

    Người Anh gọi nói tục là dùng "taboo words" hay "bad words". Tra các sách dạy tiếng Anh sẽ thấy ngay cả những từ "Lạy Chúa Tôi" hay "Trời ơi" hay "chết cha rồi" đều là "nói tục". Và họ định nghĩa rằng nói tục là dùng từ ngữ không phù hợp với đối tượng đang nghe mình nói. Theo các sách đó, người cùng lứa "nói tục" với nhau thì OK, nhưng người ở vai trên (lớn tuổi hơn, địa vị gia đình hoặc xã hội cao hơn) cũng không được phép "nói tục" với người dưới.

    Điều này nảy sinh suy diễn: Muốn tạo sự thân mật và tự hạ mình xuống để hòa đồng với người "dưới", người "trên" có thể "nói tục". Và suy diễn này đúng trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn ông gọi cháu bằng "mày" hoặc nói với cháu những câu mà chỉ có bạn cháu nói với cháu thôi.

    Chửi thề (to swear) đối với người Việt là chuyện khác, là dùng từ tục tĩu, bẩn thỉu, để chêm vào câu nói (What "the fuck" are we talking about here?, Stop that, you "mother fucker"!, I don't want to hear about that "son of a bitch"!...) Nhưng người Anh vẫn coi đó là "taboo words".

    Đối với người Việt cách nay 50 năm thì chửi thề là đặc điểm của người "hạ lưu" nhưng ngày nay thì TÔI THẤY 90% đàn ông Việt Nam chửi thề . Trong cái xưởng tiện tôi làm việc cách đây 3 năm thì tỉ lệ là 99%.

    Có một điều tôi biết: TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM GẦN ĐÂY KHÔNG CÓ MỘT TRÀO LƯU CHỐNG LẠI THÓI NÓI TỤC CHỬI THỀ.

    Ngày tôi còn bé, khi bạn bè nói chuyện với tôi mà có chửi thề thì tôi không bao giờ trả lời, làm bộ không nghe thấy. Và chúng phải đổi kiểu nói với tôi, riết rồi khi có tôi, chúng ngượng khi chửi thề với nhau.

    Trong giờ dạy nhạc của tôi ở lớp 6 XHCN, khi nghe các em chửi thề lẫn nhau, tôi đã hỏi cả lớp xem có biết chữ "Đ*" hay "Đé*" nghĩa là gì không, rồi giải thích tường tận chữ đó, lấy hình ảnh 2 con chó cho nó phổ biến. Mất 10 phút luận lý và luân lý, thế mà hiệu quả, chí ít là trong tiết dạy của tôi hay khi có mặt tôi. Ông hiệu trưởng lúc đó cũng rất nghiêm khắc với chuyện chửi thề. Nhưng tôi biết đây chỉ là cá biệt: chỉ vài ngôi trường với vài giáo viên lạc lõng chống lại chuyện chửi thề.

    Sau này già hơn, bạn tôi, toàn giáo viên, (cả trung học và đại học), khi ngồi cà phê hay quán nhậu với nhau thì họ liên tục chửi thề. Ban đầu tôi bất bình, nhưng sau thì quen tai và chịu thua.

    ----

    Vấn đề của cái ông giảng viên đó trên bục giảng: Nếu giảng đường chỉ có dăm bảy học trò, việc ông ta làm là bình thường, thậm chí dễ thương.

    Nhưng cái giảng đường đó có cả trăm sinh viên thì việc ông ta nói tục như thế là một việc NGU NGỐC. Mà tiến sĩ ngu ngốc thì đầy rẫy, không ngu chuyện này thì ngu chuyện khác. Không nên ngạc nhiên.

    Ở xã hội Việt Nam ta, ta không thể nói ai vô đạo đức, hay kém văn hóa khi nghe thấy người đó nói tục.

    ReplyDelete
  14. Xin lỗi đã làm chủ nhà buồn vì nhắc một sự thực phũ phàng.

    ReplyDelete
  15. Vâng, nhưng chuyện nào ra chuyện đó. Không thể nói tôi vô đạo đức vì tôi nói tục, nhưng khi tôi nói tục có nghĩa là tôi tự vấy bẩn tôi rồi. Ăn nói thô ráp nhưng chân thật là khác, còn đĩ miệng để tạo một vẻ bất cần đời lại khác nữa.
    Còn những người đạo mạo, giả dối, lừa trên luồn dưới, thọc gậy bánh xe, luôn hại người mà vẫn ăn nói mềm mỏng lịch sự lại là một khía cạnh khác. Nếu muốn VN tốt lên thì phải loại bỏ cả hai.

    ReplyDelete
  16. Để Lin. xem lại số lượng độc giả tham gia bình chọn là bao nhiêu đã. Nếu là 1 con số quá nhỏ trên lượng độc giả đọc báo thì kết quả bình chọn không có ý nghĩa.
    Ngoài ra, trước khi bình chọn, tờ báo đó đã cắt gọt bớt những đoạn văng tục của giáo viên rồi lại đưa ý kiến bình chjn nên như thế kết quả bình chọn này không chính xác.

    ReplyDelete
  17. Khó đấy, khó lắm đấy.

    Có thể nói: chừng nào dân Việt bớt nói tục thì chừng đó có dân chủ. He he.

    ReplyDelete
  18. Hazza, cả 2 người đều là GIÁO nên tui chỉ xin góp 1 ý nhỏ: tui tuy học ít nhưng cái câu Tôn Sư Trọng Đạo luôn ghi nhớ trong đầu. Vậy là ngày nay chắc tiến bộ dử lắm rồi nên thày trò mới thoải mái như thế. Mềnh cũ rồi, cũ quá rồi...

    ReplyDelete
  19. Chắc là mềnh cũ rồi! Thầy trò thoải mái nên thầy mới mua dâm trò, trò mới đổi tình lấy điểm !!!

    ReplyDelete
  20. Hiện nay riêng số SV trên cả nước là 1.700.000 http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam
    Theo báo GD, có hơn 17 ngàn độc giả ( gồm nhiều thành phần) cho rằng thầy nói tục trên bục giảng là bình thường.
    Vây có xem kết quả phản hồi trên là chính xác không?

    ReplyDelete
  21. Thống kê trên mạng không nói lên được điều gì. Muốn thống kê chính xác phải dùng hệ thống giấy tờ hoặc phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân.

    Hãy lấy thống kê của chính bản thân mình, như tôi đã nói trên kia: 90% đàn ông dân ta có thói quen nói tục chửi thề, cả trí thức lẫn lao động chân tay. Trong giới thợ thuyền thì con số là 99%.

    ReplyDelete
  22. Nhưng vấn đề đã bị đặt hơi quá đáng.

    "Văng tục" là dùng những từ cụ thể gắn với hành vi tính dục (những từ bắt đầu bằng "L", "C" "Đ" hay những từ lóng của những thứ đó.)

    Việc ông TS đó dùng những từ ngữ của giới "ít học" trong khi giảng không thể nói là ông ta "văng tục".

    Đạo đức nhà trường đã mất từ lâu, khi tôi bắt đầu thấy VÀI giáo viên ÉP học sinh đến nhà mình học thêm và hiệu trưởng biết mà không nói gì. Sau đó, tệ hại hơn tôi thấy MỘT trường phổ thông đã BUỘC học sinh đến trường vào buổi tối để làm bài tập ở nhà, có giáo viên trông nom và CÓ THU PHÍ. (NHÌN 1 VIỆC ĐƠN LẺ TA VẪN CÓ THỂ QUI NẠP THÀNH LUẬT CHUNG NẾU VIỆC ĐƠN LẺ ĐÓ LÀ VIỆC CĂN BẢN CỦA VẤN ĐỀ.)

    Tôi không đợi đến khi thấy giáo viên hiếp dâm học trò rồi mới bảo rằng ngành giáo dục đã hỏng.

    Điều tệ hại gần đây nhất tôi mới khám phá ra là các tiến sĩ tốt nghiệp trước 1975 ở miền Bắc đã có lệ nộp tiền cho giáo sư phản biện khi trình luận văn tiến sĩ. BÂY GIỜ TÔI KHÔNG NGẠC NHIÊN TÍ NÀO TRƯỚC NHỮNG VIỆC NÀY!!!!

    ReplyDelete
  23. Câu đầu lưỡi mà một số đàn ôn ông hay đệm là " Đ M". Ông TS này dù chỉ nghe chữ " M". Nhưng rõ ràng ai cũng nghĩ đó là cách nói tắt của " ĐM". Chẳng lý ông cứ đem mẹ ra chửi?

    ReplyDelete
  24. He he..trước 1975 dù sao thì ở miền Bắc tình cảm thầy trò vẫn trong sáng, tôn sư trọng đạo. Những người thầy vẫn giữ được đạo đức gia phong, vẫn sống khí phách. Một số tiền nhỏ tượng trưng phụ thêm để biểu thị lòng biết ơn trước công lao vất vả của thầy không có chi đáng chê trách cả. Trừ phi bỏ tiền ra để mua điểm thầy thì đó mới đáng xấu hổ. Hoặc thầy tỏ ý muốn trò bỏ phong bì nhiều mới đáng xấu hổ.
    Chính ra mọi chuyện be bét từ khi bắt đầu cơ chế "thị trường có định hướng" !!!

    ReplyDelete
  25. Dù nhiều dù ít, bản thân vấn đề là không chấp nhận được. Giống chuyện chửi thề: dù thiếu chữ Đ vẫn là ĐM. Nghĩ đến công thầy thì giúp thầy vào dịp khác, không thể để đến khi trình luận văn mới đưa. Người ta trông vào thấy ĐÚNG LÀ HỐI LỘ. Thương thầy thì giúp thầy vào những lúc khác dù chẳng phải dịp nào. Từ những cách suy nghĩ vẹo vọ, biện hộ, dẫn đến tính dối trá. Cái kiểu gọi thầy bằng "anh" xưng bằng "tôi" là một khởi đầu coi thường (theo truyền thống ngôn ngữ VN). Không đợi đến thời mở cửa mới hỏng.

    Ông hiệu trưởng "của tôi" (người tôi kính trọng nhất) đã đến từng lớp để vận động học sinh không được tặng tiền hay quà đắt tiền cho thầy cô, chỉ nên HÁI HOA VÀ VIẾT THIỆP tặng thầy. Năm đó là năm đầu tiên tôi đến ngôi trường đó. Cứ ngày 20/11 là tôi lại phải ôm cả "đống" hoa vạn thọ đạp xe 10 cây số về nhà. Rồi cũng bỏ thùng rác, nhưng vui. Ông ta là hiệu trưởng lưu dụng, sau cũng bị mất chức.

    Thầy trò mà để tiền bạc dính vào thì cũng giống y như dính vào tính dục. (Cá biệt thì được, đừng để trở thành phổ biến hay thông lệ). Thầy dạy tư, lấy tiền học trò thì trò cũng phải để tiền trong phong bì, đưa thầy, và thầy không bao giờ mở ra đếm trước mặt trò. Và trò nhỏ thì phải nói rằng "ba mẹ em gửi thầy" chứ không phải "em gửi thầy tiền học".

    Có vẻ cổ và câu nệ quá nhỉ. Nhưng có giữ được như thế thì cái chữ "tôn sư trọng đạo" nó mới còn. Chính thế, vì không để ý và giữ gìn, nó sinh ra cái quái thai giáo dục bây giờ.

    ReplyDelete
  26. Tôi cũng chán, không mở clip đó xem. Nhưng rõ ràng theo Ln, ông ta chỉ nói "Mẹ" chứ không phải "Đ.M." (Không nên hiếp ông ấy.)

    Biện hộ: "Mẹ" là "mẹ nó", một cách bày tỏ bực bội bình dân, không thể bảo là văng tục. Hàn Giang Nhạn dịch truyện Kim Dung thường viết "tổ bà nó" hay "con mẹ nó" để sách của mình được in. Đó là những từ mà xã hội trước 1975 chấp nhận. Ngày nay, theo Tây người ta viết luôn, trực tiếp và cụ thể, chính xác những gì phát ra, dù thanh dù tục, nên cái gọi là văn học hiện đại nó "bẩn bẩn thế nào ấy".

    Tất cả những gì chúng ta than phiền về văn hóa hiện tại đều có nguồn gốc sâu xa từ ngày độc lập được nửa nước trong sự lãnh đạo dối trá. Kể cả tinh thần xuất sắc của tòan dân Bắc trong cuộc tấn công và chiếm được miền Nam cũng khởi đi từ sự dối trá. Nhìn thấy cái căn bệnh thì mới chữa được bệnh.

    ReplyDelete
  27. Vấn đề là trong hoàn cảnh nào nữa! Chính hoàn cảnh xã hội đã đẩy đưa như thế và bây giờ biến tướng lắm rồi.
    Một người thầy của tôi, ở miền Bắc, làm việc nghiêm túc, chân chính, du học Nga về, suốt đời đói nghèo vì hai chữ liêm sĩ. Những ngày tháng cuối đời, ở trong 1 căn phòng 6m2, trên tầng 5 của 1 chung cư, tăm tối, không có một cửa ngõ đàng hoàng để đi vào, phải băng qua nhà người khác ( chẳng biết do cấp phát kiểu gì!). Mặc dù thầy đau tim mà hàng ngày hai buổi đi về phải gắng gượng leo lên cái tổ chim ấy !!!
    Tôi nghĩ rằng ở miền Nam cũng thế thôi, đừng nghĩ cái gì cũng từ miền Bắc vào! Bằng chứng là đi qua Mỹ cũng thế, mà bây giờ những người trong nước có thân nhân nước ngoài cũng mua chuộc thầy như thế.
    Cũng có đôi lần tôi đã gặp trường hợp này

    ReplyDelete
  28. Chính báo GD cũng nói là trong clip đã có cắt bỏ những từ tục tĩu trước khi đưa ra hỏi ý kiến độc giả !!!

    ReplyDelete
  29. Không phải từ miền Bắc vào, mà những cái xấu nó nảy sinh nhờ chất xúc tác là CS và chế độ độc tài.

    Ở miền Nam thời trước, những cái xấu như vậy có thể có, ở Mỹ cũng có, nhưng xã hội VN lúc đó và Mỹ bây giờ không chấp nhận, không cho là bình thường. (Ta đang bàn về đạo đức xã hội khi chấp nhận chuyện hối lộ thầy.)

    Nghề giáo thì nghèo. Ở nước nghèo thì thầy mạt, đương nhiên. Đâu cũng thế, nên ở đâu, nước nào cũng vậy, người ta tôn trọng và yêu mến người làm nghề dạy học. (Ngoại trừ những nước XHCN chỉ coi thầy như công cụ truyền bá kiến thức mà thôi, nên đương nhiên, giáo viên bị coi rẻ.)

    Những người có thân nhân ở nước ngoài gửi tiền về cho không bao giờ là điển hình cho đạo đức ở nước ngoài. Họ thậm chí còn tệ hơn người bình thường khác, miễn bàn về họ.

    ReplyDelete