Monday, July 8, 2013

Bỏ tuyển dụng kiểu 'hậu duệ, tiền tệ, quan hệ' - Liệu có làm được chăng (*)?

- Thay cho lề thói tuyển dụng, đề bạt cán bộ "hậu duệ, tiền tệ, cùng hệ, quan hệ", nên thực hiện quy trình tiêu chuẩn "trí tuệ, hợp lệ, không quan hệ và không tiền tệ".


Tại thủ trưởng?

Thanh lọc những công chức đến cơ quan chỉ ‘đọc báo, nghe đài’ không dễ khi có nhiều trở ngại và áp lực từ nhiều phía cho người làm công tác nhân sự.

Bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn “Thải công chức đến cơ quan chỉ ‘đọc báo, nghe đài’ tuần qua đã nhận được hàng trăm phản hồi từ bạn đọc.
Mong mỏi những chính sách về cán bộ, công chức được thực thi hiệu quả, minh bạch để khu vực nhà nước trở nên cạnh tranh, bạn đọc đã đặt ra nhiều vấn đề chia sẻ với Thứ trưởng.
cán bộ, công chức, minh bạch, nhân sự, lương, tuyển dụng
Thi tuyển công chức tại Bộ Nội vụ tháng 1/2013. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bạn đọc Vũ Thủy đặt thẳng câu hỏi: “Ai sẽ là người xác định đối tượng "đọc báo, nghe đài"?. Bởi cho đến nay, đánh giá công chức hàng năm vẫn chỉ là “bệnh hình thức”, không chính xác người làm được và người không làm được. Thậm chí người làm được việc có khi lại là “kẻ có tội”.

Bạn Bùi Thanh Hoàng tán đồng, phải bỏ cho được lề thói tuyển dụng đề bạt cán bộ "hậu duệ, tiền tệ, cùng hệ và quan hệ", mà thực hiện quy trình tiêu chuẩn "trí tuệ, hợp lệ, không quan hệ và không tiền tệ", đặc biệt “bài trừ” cho được tập tục tuyển dụng "con ông cháu cha".

Để thanh lọc những cán bộ đến cơ quan chỉ ‘đọc báo, nghe đài’, anh Nguyễn Thanh Đức cho rằng, đây là công việc vô cùng khó khăn, nhiều trở ngại và áp lực từ nhiều phía cho người làm công tác nhân sự.

“Thực trạng công, viên chức đến chơi vi tính, tán gẫu chiếm không dưới 25 -30% . Nhưng muộn còn hơn không bao giờ làm. Tuy vậy để làm được một phần so với mong muốn này, Nhà nước phải cải cách hành chính toàn diện, sâu rộng, từ địa phương đến các cơ quan trung ương…” - độc giả Đức hiến kế.

Một độc giả ở địa chỉ thanhthi@... cho rằng, đây là vấn đề nóng, từ lâu muốn làm mà chưa được.

“Phải chăng là tại các thủ trưởng?” - độc giả này hỏi khi biện luận rằng, ở cơ quan nhà nước, những đặc quyền như “tăng”, “giảm” biên chế đều là thủ trưởng. Nhân viên chỉ tham gia khi phương án đã được soạn thảo xong, đa số lãnh đạo đã nhất trí. Như vậy công chức có tham gia thì cũng là hình thức.

Độc giả Nguyễn Duy Hải đánh giá các văn bản xác định công việc của cán bộ công chức, viên chức hiện này chưa rõ ràng, nên khó mà đánh giá hoặc sa thải cán bộ được.

Trong khi đó, thi đua khen thưởng hằng năm cũng chỉ là hình thức, hợp đồng làm việc thì ghi rất chung chung, không xác định được nhiệm vụ cụ thể mà họ phải làm.

“Thiết nghĩ cần phải định nghĩa chi tiết, cụ thể những tiêu chí và công việc cho mỗi vị trí tuyển dụng sau đó được thể hiện cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc phụ lục của quyết định” - bạn đọc Duy Hải đề nghị.

Cụ thể, hàng tháng yêu cầu người lao động báo cáo công việc mình đã làm được xem có đúng với hợp đồng hay không. Căn cứ vào đó mà có thể chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển công tác cho phù hợp. Ngoài ra cần thêm cơ chế khoán quỹ lương cho mỗi đơn vị cơ sở dựa trên định nghĩa các nhiệm vụ mà đơn vị được giao, giao quyền cho trưởng các đơn vị quyết định mức lương hoặc phụ cấp cho mỗi cán bộ.

Học tư nhân

Bạn đọc Nguyễn Thanh Sơn e ngại, chính sách thanh lọc cán bộ không hiệu quả, làm không khéo lại trở thành “bi kịch”, người cần loại không loại được, người không cần loại sẽ bị cho về, vì “cơ quan nhà nước nào mà không có “con ông cháu cha”, “vây cánh”.

Anh Trần Thanh thì cho rằng, chỉ khi nào cách tuyển và sử dụng người như các doanh nghiệp tư nhân thì lúc đó mới hiệu quả được. “Chứ còn hiện nay vẫn cái cảnh cha chung không ai khóc và tiêu tiền của người khác thì còn trì trệ lắm”.

Độc giả Nguyễn Văn An cho rằng, để thực hiện thành công, cần áp dụng tiến bộ khoa học quản trị nhân sự trong doanh nghiệp cho phù hợp khu vực công.

Trong khi đó, anh Nguyễn Hiệp “hoàn toàn thống nhất” quan điểm của Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đề nghị nhà nước sớm chỉ đạo thực hiện quyết liệt vấn đề này, nhất là cần loại bỏ "những người không làm được việc, thiếu trách nhiệm, quen lười biếng, đến cơ quan chỉ để đọc báo, nghe đài, núp bóng nhà nước để sáng cắp ô đi, tối cắp ô về; và cả những người đã không làm việc nhưng lại hay săm soi bắt lỗi những người làm việc".

Một độc giả ở địa chỉ giangpth.68@... cũng đồng tình, “nếu thực sự làm được điều đó thì chỉ cần không đến 10 năm sau đất nước ta sẽ thực sự "hóa rồng".
Linh Thư(tổng hợp)
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/130080/bo-tuyen-dung-kieu--hau-due-tien-te-quan-he-.html 
Đọc thêm:

Thân quen với 'quan' mới xin được việc ở cơ quan Nhà nước

Kết quả từ một cuộc khảo sát xã hội học quy mô lớn cho thấy, nhiều người dân cho rằng quan hệ thân quen với người có chức quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực nhà nước.

Ngày 2/7, tại TP Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu lập pháp và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổ chức hội thảo báo cáo chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012 - đo lường từ trải nghiệm của người dân với việc thực thi chính sách, pháp luật, quy định của các cấp chính quyền. 
1-1372758939_500x0.jpg
Người dân ở Đà Nẵng được hướng dẫn tra cứu thủ tục hành chính và chấm điểm công chức qua mạng. Ảnh: Nguyễn Đông
Là khảo sát xã hội học quy mô toàn quốc, từ năm 2010 đến nay, nhóm điều tra đã phỏng vấn trực tiếp 32.500 người dân với sáu trục nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Quảng Bình được người dân đánh giá cao ở hầu hết trục nội dung, song cần cải thiện "kiểm soát tham nhũng".  Đà Nẵng cũng nằm trong nhóm dẫn đầu nhưng còn tồn tại điểm yếu về "tham gia của người dân ở cấp cơ sở" và "công khai, minh bạch".
Tây Ninh có thứ hạng thấp ở cả hai năm 2011 và 2012 nhưng lại ghi điểm cao ở trục "thủ tục hành chính công". Xếp cuối bảng là Khánh Hòa, tuy nhiên địa phương này vẫn được người dân đánh giá khá hiệu quả ở nội dung "cung ứng dịch vụ công".
Báo cáo chỉ số PAPI cho thấy, gần 80% người dân không biết gì về quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương, 17% được biết nhờ thông báo của chính quyền và 3% biết qua nguồn tin khác. Thiếu công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới nhũng nhiễu trong quản lý đất đai ở địa phương.
5-1372772426_500x0.jpg
80% người dân cho biết họ không biết gì về quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương mình. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông
Theo báo cáo chỉ số PAPI, gần 50% số người được hỏi cho biết quan hệ thân quen với người có chức quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực Nhà nước như vị trí nhân viên, công an xã/phường, công chức địa chính, giáo viên trường tiểu học công lập, công chức tư pháp. Tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề thường trực ở nhiều lĩnh vực và có chiều hướng gia tăng khi người dân xin việc vào khu vực nhà nước, khám chữa bệnh ở bệnh viện công tuyến huyện, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người dân lựa chọn không tố giác do cái giá phải trả cho việc tố giác có thể lớn hoặc chưa tin vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện nay có thể bảo vệ cho họ. Các địa phương kiểm soát tham nhũng công thấp nhất là Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Cao Bằng.
Cũng theo kết quả khảo sát, mức độ phổ biến và hiệu quả của Ban thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng khá mờ nhạt khi lần lượt 66% và 83% người dân được hỏi cho biết ở xã/phường của họ không có hoặc không biết hai ban này tồn tại hay không. 
Nguyễn Đông
Ý kiến bạn đọc 
Đồng ý! Tuy nhiên, thi thoảng cũng có trường hợp người thực tài và cực tài lọt vào được. Nguyên nhân không phải vì sự ưu ái dành cho người tài mà là để kiếm con "lừa" kéo cày cho cả 1 nhóm ko có khả năng.
ban noi dung day
nguyenvanthaocnsh - 09:19 3/7/2013
Đồng tình với ý kiến này
phong - 10:20 3/7/2013
Thân và quen chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là phải tiền.
nvminh - 08:18 3/7/2013
còn mẹ mình thì quen "quan" qua 1 cô đồng nghiệp và nhà mình có chuẩn bị tiền để chạy việc cho mình mà người ta chê tiền luôn kìa, bao nhiêu cũng không được vì đó là chỗ của con cháu sếp bự.
hung - 08:45 3/7/2013
tiền thì ai cũng có thể lo nếu xin vào kv nhà nước. nếu khó khăn họ có thể vay từ ngân hàng hoặc mượn từ nhiều mối quan hệ. nhưng không thân quen thì thật khó mà tiến được.
Dũng Nguyễn - 08:46 3/7/2013
Tiêu chí tuyển dụng hiện nay theo công thức:
Nhất: Hậu duệ
Nhì: Huynh đệ
Ba: Tiền tệ
Bốn: Quan hệ
Năm: Trí Tuệ
Sáu: Mặc kệ

Quá đúng , quá hay
khongbinhthuong - 15:46 3/7/2013
like
yahua17 - 12:32 3/7/2013
chuẩn! ko có người quen làm to ở một cơ quan nào đó thì ít có cơ hội vào được một cơ quan nhà nước nào. Đúng theo kiểu "con vua thì lại làm vua" thôi.
Mình đính chính lại tí: " Con vua thi lại cũng làm vua..."
met - 08:56 3/7/2013
Chính xác thì phải là : " con vua chắc chắn làm vua" mới đúng !!!
hung1978sg - 09:38 3/7/2013

2 comments:

  1. Hi hi..hội đồng tuyển dụng là ai? Anh tuyển dụng con, cháu tôi vào cơ quan anh rồi đến lượt con anh tôi hứa nhận cháu về cơ quan tôi.
    Một vị chủ tịch công đoàn cơ quan phụ trách tài vụ mà đưa được 1 đứa con vào làm ngân hàng đối tác, một đứa khác vào cơ quan bạn, 3 đứa cháu gọi bằng bác ruột và 1 cháu rễ vào đơn vị cơ quan, 1 cháu gọi bằng cậu ruột vào 1 cơ quan có liên hệ công tác. Thủ hỏi trong 1 tỉnh có bao nhiêu cơ quan? trong 1 cơ quan có bao nhiêu vị có vai vế chức sắc ngang và hơn chủ tịch công đoàn? Cả nước có 64 tỉnh cứ thế mà nhân thì biết dây mơ rễ má nó chằng chịt cỡ nào! Thậm chí bây giờ người ta chẳng thèm nhận hối lộ xin việc, cứ thế mà chia ghế cho hậu duệ! Học dốt cũng được cấy điểm từ năm thứ 1 nên đến năm thứ 4 thành học giỏi ngay. Những vị trí như bí thi đoàn TN, hội liên hiệp thanh niên thật béo bở vì nhàn hạ mà bỗng lộc cao.

    ReplyDelete
  2. Rất tâm đắc với 1 ý kiến bạn đọc trên VNExpress
    "Đồng ý! Tuy nhiên, thi thoảng cũng có trường hợp người thực tài và cực tài lọt vào được. Nguyên nhân không phải vì sự ưu ái dành cho người tài mà là để kiếm con "lừa" kéo cày cho cả 1 nhóm ko có khả năng."

    Khi "bị làm lừa" kéo đã hết lực và khi những " cái đầu rỗng hoang tưởng " kia có 1 chút bằng cấp thì a lê hấp cho cài số de. Vì ở lại đâm vướng chân cẳng không huênh hoang khoác lác được !

    ReplyDelete